AgeCode · 30/07/2020

23 Bí Kíp Bỏ Túi Khi Chuẩn Bị Cho Một Cuộc Phỏng Vấn

Nỗi lo lắng, bồn chồn trước khi phỏng vấn là có thật. Nếu không kiểm soát được chứng lo âu, mất ngủ hay thậm chí là sự thay đổi tính cách trước một sự kiện lớn như phỏng vấn rất có thể gây tác động tiêu cực đến quá trình phỏng vấn của bạn.

Bài viết này bao gồm rất nhiều phương pháp thực tiễn giúp bạn kiểm soát nỗi sợ hãi và hội chứng “Kẻ Mạo Danh” của mình để đạt được kết quả tốt nhất.

Sau đây là 23 điều quan trọng cần ghi nhớ khi chuẩn bị cho một kỳ phỏng vấn.

1. Lưu giữ một danh sách tổng quan những thứ bạn đã đảm nhiệm trong công việc trước.

Đôi khi bạn sẽ phải chứng minh với nhà tuyển dụng rằng mình là một nhân viên có tâm huyết và trách nhiệm với những công việc khác vượt ngoài mức lương của mình. Tin vui là bạn hoàn toàn có thể làm được.

Cách đơn giản nhất là bạn hãy ghi chú và lưu lại những nhiệm vụ quan trọng mình đã đảm nhiệm ở công việc trước. Bạn có thể tạo một bản sao mô tả công việc trước đây, nhưng đây là một danh sách những phần việc bạn hoàn thành và chúng sẽ không nằm trong bản sao ấy. Chúng sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về kỹ năng nghề nghiệp của bạn.

2. Cập nhật thông tin về background và lịch sử của công ty.

Cách dễ nhất để bạn trở nên ngốc nghếch trước cuộc phỏng vấn là sự thiếu hiểu biết về công ty và những vấn đề hiện tại mà họ đang đối mặt.

Thí dụ như một công ty quảng cáo họ là nhà máy chế biến thực phẩm thì bạn nên tìm hiểu chính xác về loại thực phẩm được chế biến và liệu bạn có phù hợp để làm việc trong môi trường đó không.

3. Nắm bắt những câu hỏi đặc thù của công việc

Trả lời được những câu hỏi phỏng vấn thông thường là chưa đủ. Tuỳ thuộc vào vai trò và vị trí bạn ứng tuyển, đôi khi bạn phải cần thể hiện kỹ năng phân tích và trình độ kỹ thuật của mình nhiều hơn là khả năng thiết kế.

Có những yêu cầu đặt nặng khả năng viết và giao tiếp nhiều hơn so với khả năng nói chuyện trước đám đông. Nhiệm vụ của bạn là phải nắm bắt những câu hỏi nào sẽ được đặt ra và phải chuẩn bị chúng cho thật tốt.

4. Ghi nhớ công ty đã từng tuyển dụng bạn và khoảng thời gian làm việc ở đó

Nhà tuyển dụng rất thường quan tâm đến công việc trước đó mà bạn đã liệt kê trong phần lý lịch trích ngang của mình. Bạn sẽ không muốn bị trông hời hợt vì không nhớ được công ty bạn từng làm trước đó đâu.

Nếu bạn từng làm cho nhiều vị trí khác nhau, bạn nên ghi nhớ những nơi làm này và trách nhiệm của bạn lúc ở đó là gì.

5. Đừng nên ghi nhớ toàn bộ lý lịch của bạn

Mặc dù phải nắm rõ lý lịch của mình, nhưng bạn không nhất thiết phải ghi nhớ từng chi tiết nhỏ nhặt. Làm như vậy rất vụng về và khiến bạn trông lười biếng và không chuẩn bị kỹ càng.

6. Chú ý đến những trang mạng xã hội của bạn

Dù cảm thấy buổi phỏng vấn vào doanh nghiệp mơ ước của bạn đã thành công, nhưng không phải như thế nghĩa là kết thúc đâu. Tuỳ thuộc vào cơ cấu và độ hot của vị trí ứng tuyển, một vài công ty sẽ ghé thăm những trang mạng xã hội của bạn đấy.

Bạn không cần phải thay đổi cuộc sống cá nhân, nhưng việc này sẽ giúp họ hiểu hơn về những mặt khác nhau của bạn và sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khiến cho việc giành được công việc này gặp nhiều khó khăn hơn.

7. Tra cứu địa điểm phỏng vấn

Đến muộn vào buổi phỏng vấn vì bạn bị lạc đường hay kẹt xe không phải là lý do chính đáng. Việc tìm hiểu đường đi trước ngày phỏng vấn và trừ hao thời gian gặp sự cố là nhiệm vụ của bạn.

Đi sớm từ 45-60 phút để giảm thiểu tối đa những sự cố không mong muốn như tai nạn giao thông, điều kiện thời tiết và nhiều thứ khác mà có thể khiến bạn trễ phỏng vấn.

8. Nếu là phỏng vấn online, hãy chuẩn bị kỹ càng những thiết bị cần thiết

Thật tuyệt vời khi hiện tại chúng ta đã có thể phỏng vấn online. Nhưng máy tính của bạn không đáp ứng được những tính năng giúp cuộc phỏng vấn diễn ra trôi chảy thì lại không hay.

Những thứ bạn nên chuẩn bị trước đó là microphone và cập nhật sẵn phần mềm. Bạn sẽ không muốn máy tính của mình shut down ngay giữa cuộc gặp mặt để cập nhật phần mềm đâu.

Bạn cũng nên tìm một nơi không ồn ào, ánh sáng đầy đủ và mua vài thiết bị cần thiết giúp cho buổi phỏng vấn của bạn thêm nổi bật.

9. Nghiên cứu thật kỹ vị trí bạn ứng tuyển

Không phải nhận được công việc là xong mà bạn phải hiểu rõ những gì vị trí đang đòi hỏi ở bạn.

Đây là một vài câu hỏi cần được trả lời trước buổi phỏng vấn:

  • Liệu mình sẽ tiếp tục làm những việc tương tự như ở công việc trước?
  • Liệu tên gọi của vị trí này hoàn toàn đúng với vai trò mà mình sẽ phải đảm nhiệm cho công việc không?
  • Liệu vị trí này có đòi hỏi thêm sự đầu tư phát triển bản thân không?
  • Con đường sự nghiệp cho một người làm ở vị trí này là gì?

10. Chuẩn bị sẵn những thắc mắc liên quan đến công việc cần được giải đáp

Bạn đã đi được một chặng đường dài. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng để cống hiến cho vị trí ấy, hãy chuẩn bị đặt ra các câu hỏi liên quan đến công việc, phong cách làm việc của công ty hay những gì họ mong đợi ở một ứng cử viên tiềm năng.

Các câu hỏi sẽ cho bạn hiểu chính xác những gì công ty đang chờ đợi. Và khi nhận được câu trả lời, bạn có quyền lựa chọn tiếp tục với quyết định của mình hay từ chối lời mời làm việc.

Vài thắc mắc khác là tại sao vị trí này lại thiếu người, quy trình đặc thù và sự nghiệp của một người làm công việc này sẽ ra sao và công ty sẽ có những hỗ trợ nào để giúp nhân viên cống hiến hết mình.

11. Chuẩn bị trang phục phù hợp

Khi đã sẵn sàng ứng phó với những câu hỏi lúc phỏng vấn, bạn hãy lưu ý về dress code của công ty.

Đúng thế, người khác sẽ đánh giá bạn qua vẻ bề ngoài và ấn tượng đầu tiên cực kì quan trọng nên bạn phải chuẩn bị sẵn cho mình một bộ trang phục vài ngày trước lúc phỏng vấn.

Vài điều cần lưu tâm là hãy chỉnh trang cho thật chỉn chu, tránh dùng nhiều nước hoa và trang sức.

12. Luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn với người khác

Hãy làm như vậy. Không có buổi luyện tập nào là dư thừa cả. Không quan trọng kiểu tính cách của bạn là gì, các công ty vẫn muốn bạn trả lời thật rành mạch về những ý tưởng của mình khi được hỏi đến.

Luyện tập với người khác có thể giúp bạn phát hiện ra những điểm yếu tâm lý mà bạn không để ý như là nói quá nhanh, dùng từ ngữ tối nghĩa hay liên tục xoa hai tay bạn vào nhau. Bạn không những cảm thấy bối rối khi trả lời lấp bấp mà sự thiếu chuẩn bị còn tạo nên một ấn tượng không hay dù bạn có thật sự giỏi đến mức nào.

13. Chuẩn bị một vài câu chuyện của bản thân cho những câu hỏi liên quan đến cách bạn xử sự như “Kể cho tôi nghe về lúc bạn…”

Phỏng đoán được những câu hỏi tương tự như trên là chưa đủ. Bạn cần có một câu chuyện để cung cấp thêm thông tin cho người đối diện mỗi khi phải đối mặt với tình huống đó. Phương pháp STAR sẽ hữu dụng cho bạn:

  • Tình huống (Situation): Nội dung bao quát hay ngữ cảnh lúc bạn gặp phải vấn đề đó là gì?
  • Nhiệm vụ (Task): Bạn được yêu cầu làm gì để giúp dịu bớt vấn đề đó?
  • Hành động (Action): Bạn đã làm gì trong tình huống đó?
  • Kết quả (Result): Kết quả cuối cùng là gì?

Với phương pháp này, bạn đang đưa ra những thông tin cụ thể, rõ ràng về một câu chuyện có thật của mình thay vì cứ nói về khả năng thích nghi của bạn.

14. Thông báo đến những đơn vị đã từng viết thư giới thiệu cho bạn

Bạn có thể được yêu cầu cung cấp danh sách những người giới thiệu của mình trước buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn cũng nên thông báo với họ là bạn đang được thăng tiến.

Điều này cũng có nghĩa là họ sẽ phải nhanh chóng hoàn tất những mẫu thư giới thiệu còn dang dở cho bạn hay đơn giản là báo họ biết rằng họ sẽ nhận được một email từ nhà tuyển dụng của bạn sớm thôi.

15. In nhiều bản sơ yếu lý lịch 

Bạn đã bao giờ đến buổi phỏng vấn nào mà bạn sẽ bất ngờ gặp một vài vị quản lý và họ chưa có bản sao lý lịch của bạn chưa? Đây là lý do vì sao bạn nên chuẩn bị trước.

Đôi khi bạn sẽ gặp phải những trường hợp như thế và không có cách nào hay bằng việc thể hiện sự kỹ lưỡng của bạn qua việc cung cấp cho họ thông tin để họ có thể bắt đầu phỏng vấn.

16. Chuẩn bị một bộ portfolio bao gồm những dự án bạn đã làm trước đây

Mang theo một bộ tài liệu về những dự án liên quan trước của bạn đến buổi phỏng vấn để tăng thêm điểm mạnh không có gì là sai cả.

Những thứ bạn có thể đem theo như là các bản thiết kế, mẫu nội dung, ảnh chụp nghệ thuật hay những thứ nào đó mà bạn có thể bỏ vừa vào tập tài liệu của mình.

17. Thuê người hướng dẫn nghề nghiệp

Hoàn toàn bình thường nếu bạn không tự mình làm được. Điều này không khiến bạn trông kém cỏi đâu.

Biết được đâu là điểm yếu của mình cần rất nhiều sự nhận thức bản thân để bạn có thể cải thiện được buổi phỏng vấn hơn.

18. Lập danh sách những thành tựu cá nhân làm bạn tự hào

Điều này giúp bạn có thể nói về những thời điểm bạn tự hào nhất mà không bị ấp úng khi bị hỏi đến. Có thể là do chúng ta muốn khiêm tốn, nhưng đôi khi đấy là dấu hiệu của sự thiếu chuẩn bị.

Với danh sách này, bạn sẽ trở nên tự tin hơn và tạo ấn tượng tốt về khả năng của bạn trước nhà tuyển dụng.

19. Xác định những điểm yếu của bạn trong công việc trước và sẵn sàng giải quyết chúng

Bạn có thể có những thời điểm bị thất nghiệp trong lý lịch của mình và chắc chắn rằng sẽ được hỏi đến. Mặc dù phải thành thật trong câu trả lời, nhưng bạn cần biết cách ứng đáp để thể hiện mình là một ứng viên có trách nhiệm.

20. Thương trường là nơi thể hiện bản thân

Không quan trọng việc bạn có bao nhiêu bằng cấp, điều quan trọng ở đây là bạn có phù hợp với yêu cầu và mong muốn của nhà tuyển dụng hay không.

Hãy lập ra danh sách những kỹ năng mà bạn có thể sử dụng để cải thiện chất lượng làm việc.

21. Độ dài của buổi phỏng vấn

Vài buổi phỏng vấn có thể dài từ 45 phút đến 6 tiếng đồng hồ. Nếu buổi phỏng vấn của bạn kéo dài hơn 2 tiếng, bạn phải chuẩn bị những thứ cần thiết để “sống sót” qua ngày hôm đó.

Chuẩn bị cơm hộp nếu công ty không hỗ trợ bạn khoản đó. Đem theo thuốc đặc trị trong trường hợp bạn mắc bệnh mãn tính mà nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

22. In ra một danh sách giúp bạn đánh dấu những điều trên

Dùng danh sách đánh dấu là một cách sáng tạo để cải thiện trí nhớ của bạn.

Đôi lúc sẽ tốt hơn nếu bạn cầm trong tay một tờ danh sách để nắm rõ những nhiệm vụ nào bạn cần hoàn thành, vào lúc nào và thời gian bạn dành ra cho chúng là bao lâu.

23. Chăm sóc bản thân

Không lý do gì để phá hỏng tất cả sự chuẩn bị trên chỉ bởi vì vẻ ngoài của bạn trông mệt mỏi và thiếu ngủ.

Chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn có thể gây kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy cắt tóc gọn ghẽ, đi massage, xem phim và thư giãn bên người thân và bạn bè. Hoặc bạn có thể ngồi thiền hay viết nhật ký.

Lời cuối:

Việc cảm thấy lo lắng trước một buổi phỏng vấn là chuyện bình thường. Nhưng thứ thật sự quan trọng là cảm giác của bạn, hãy chuẩn bị để thành công và trông thật tự tin để trở thành một ứng viên sáng giá

Tác giả: Margaret Olatunbosun

Dịch giả: Phan Thái Hiền – ToMo – Learn Something New

Việc làm đang tuyển