AgeCode · 11/09/2019

NHỮNG HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN KỲ THÚ MÀ KHOA HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI

Ngay cả khi bạn giỏi về vật lý và biết bản chất của các hiện tượng khác nhau, bạn không thể không ngạc nhiên khi chứng kiến những hiện tượng kỳ thú thiên nhiên tạo ra. Đã bao giờ bạn nhìn thấy mây ngũ sắc, mây vảy rồng hay một vòng tròn đen trên bầu trời giống như UFO chưa? Dưới đây là những hiện tượng thiên nhiên kỳ vĩ trên thế giới mà khoa học chưa thể lý giải.

1/ Cầu vồng đỏ

Đây là hiện tượng quang học và khí tượng khá hiếm, lần nào xuất hiện cũng gây xôn xao dư luận. Về cơ bản, cầu vồng đỏ giống như một cầu vồng bình thường. Đứng trên khía cạnh khoa học, nó đơn giản chỉ là những đám mây bị lạnh đột ngột trên cao, trong thời tiết nắng ráo, hình thành những “lưỡi mây” đa sắc màu như ta thấy. Nếu cầu vồng đỏ xuất hiện khi khoa học chưa phát triển như hiện tại, chắc con  người đã nghĩ tới viễn cảnh tận thế sắp tới hay một thế lực bóng tối nào đó đang đe dọa đến dân chúng.

Bên cạnh hiện tượng cầu vồng đỏ còn có hiện tượng cầu vồng sương, cầu vồng đôi, cầu vồng Mặt trăng.

2/ Thác lửa

Trên khắp thế giới xuất hiện không ít  những thác nước mang vẻ đẹp hùng vỹ kỳ diệu, nhưng ‘thác lửa” chỉ có duy nhất ở công viên quốc gia Yosemite, California, Mỹ. 

Thác Horsetail hay “thác lửa” là một trong những cảnh tượng tuyệt vời nhất của giới tự nhiên. Nhìn từ phía xa, thác nước như dòng nham thạch cuộn chảy xuống dưới, tạo nên cảnh tượng vô cùng hùng vỹ hiếm gặp. Hiện tượng này cũng chỉ diễn ra vài ngày mỗi năm.

Trong điều kiện hoàn hảo, khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời chiếu rọi vào dòng nước đổ xuống vách đá, nhờ hiện tượng khúc xạ ánh sáng đã tạo nên màu đỏ rực cháy như ngọn lửa tự nhiên, không phải bất cứ thác nước nào cũng phát sáng.

Điều kiện để có một hiện tượng thác lửa đẹp mắt chính là sự kết hợp giữa nhiệt độ và thời tiết. Không khí phải đủ ấm để tuyết tan, trời quang đãng và đám mây không che khuất ánh sáng. Tất cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đẹp mắt.

3/ “Ngón tay tử thần” – Brinicle

Brinicle trông giống như một tinh thể dưới nước. Brinicle chính là một cột băng lạnh thấu xương thịt được hình thành từ trên mặt nước và đâm thấu xuống dưới đây, càn quét đáy biển cả kilomet vuông. Brinicle không bị phá vỡ kết cấu và độ lạnh mặc cho các vùng nước mà nó đi qua nhiệt độ cao hay thấy thế nào.

Do nhiệt độ thấp cần thiết cho hiện tượng này hình thành nên chúng chỉ xuất hiện ở các vùng nước biển xung quanh cực Nam và Bắc. Một khi Brinicle xuất hiện, chỉ cần vài giây thôi là các sinh vật nhỏ bé bị đóng băng ngay lập tức.

4/ Con lăn tuyết

Con lăn tuyết là hiện tượng tự nhiên được hình thành bởi gió. Những khối tuyết được thổi dọc theo mặt đất, gom tuyết trên đường di chuyển. Những “quả bóng” này thường rỗng vì các lớp bên trong, đó là những lớp đầu tiên, yếu và mỏng.

5/ Đám mây Mammatus

Những đám mây này được gọi là mây vảy rồng. Đây là một thuật ngữ khí tượng học nói đến những đám mây hình cầu kỳ lạ trên thế giới. Được tạo ra bởi nhiều bọng mây nhỏ tụ lại, tạo thành một mảng mây rộng lớn, lơ lửng, dày đặc, trải dài tới hàng trăm mét trên bầu trời. Đám mây thú vị này chỉ xuất hiện trung bình 10 phút.

Theo các nhà thiên văn học, những đám mây Mammatus là dấu hiệu của cơn giông bão lớn, kèm theo sấm sét trong các tháng có thời tiết nóng ẩm.

6/ Vầng hào quang

Đây là một hiện tượng quang học gây ra bởi những giọt nước, bao gồm các vòng đồng tâm và hơi giống với cầu vồng. Những vòng này xuất hiện do nhiễu xạ ánh sáng.

Để thưởng thức hiện tượng này, bạn phải đứng trên một ngọn núi hoặc một cây cầu cao với nguồn sáng (mặt trời hoặc mặt trăng) ở ngay phía sau bạn.

7/ Hiện tượng sét hòn

Trái ngược với hiện tượng tự nhiên khác, bản chất thật của sét hòn vẫn chưa được các nhà khoa học khám phá ra.

Theo lý thuyết phổ biến nhất, đó là một hiện tượng phóng điện trong không khí, một loại sét giống như một quả bóng, xuất hiện trong những cơn giông bão và di chuyển theo các quỹ đạo kỳ lạ.

Một số nhà khoa học nghĩ rằng sét hòn xuất hiện do đom đóm mặt hoặc đơn giản là ảo giác. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua những nhân chứng đã chứng kiến hiện tượng này. Họ còn chụp ảnh, quay video và thực sự nó không chỉ là ảo giác.

8/ Trụ cột ánh sáng

Trụ cột ánh sáng là một loại quầng hiếm gặp xảy ra do sự phản chiếu ánh sáng từ nhiều tinh thể băng lơ lửng trong bầu khí quyển. Như một quy luật, bạn có cơ hội nhìn thấy hiện tượng này chỉ khi bên ngoài trời thực sự lạnh.

9/ Đám mây ngũ sắc

Bạn sẽ có thể thưởng thức hiện tượng tuyệt đẹp này nếu mặt trời ẩn sau những đám mây dày và cũng có một đám mây khác mỏng hơn gần đó.

Tùy thuộc vào vị trí của mặt trời, một đám mây có thể xuất hiện đầy màu sắc vì các tia sáng có bước sóng khác nhau bị lệch theo  một cách đặc biệt, và khác nhau. 

Màu sắc thường là màu phấn, nhưng đôi khi cũng rất sinh động.

 10/ Hiện tượng ảo ảnh

Hiện tượng này xảy ra khi các tia sáng chiếu vào các lớp không khí ở các nhiệt độ khác nhau. Trong trường hợp này, các tia sáng tạo ra một hình ảnh di dời của các vật ở xa hoặc bầu trời.

Có một số loại ảo ảnh trông giống như một mặt nước lấp lánh trong sa mạc, trong khi thực tế nó chỉ là sự phản chiếu của bầu trời phía trên mặt cát quá nóng. Trên phim ảnh, chúng ta thường thấy diễn viên khi đi bộ trên sa mạc thường thấy ảo ảnh, nhầm tưởng đó là nơi có người ở nhưng trên thực tế không phải do diễn viên mệt nên hoa mắt nhìn nhầm, mà đó là một hiện tượng thiên nhiên đấy.

 11/ Bong bóng metan đông lạnh

Loại bong bóng khí metan phát ra bởi các cây mục nát đang bị kẹt ngay dưới bề mặt của hồ khi nó bắt đầu đóng băng. Những bong bóng khí metan nhìn như những con sứa. Được biết, hồ Abraham là nơi xuất hiện nhiều bong bóng khí me-tan nhất.

 12/ Mưa động vật

Có những cơn mưa kỳ lạ mang theo hàng nghìn con cóc rơi từ trên trời xuống đường. Hiện tượng mưa kèm theo các loài động vật khác hiếm xảy ra hơn mưa “cóc”, song cũng đã từng xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới.

Lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này, các nhà nghiên cứu tự nhiên học phần lớn đều cho rằng vào thời điểm đó, một trận lốc xoáy mạnh đã cuốn theo những con cóc và nhái theo, sau hàng nghìn dặm đường, khi cơn lốc xoáy suy yếu, mưa xuất hiện, thì những con vật bị cuốn theo này cũng rơi xuống đất cùng với những cơn mưa.

Tuy nhiên, đây chỉ là một phần lý giải cho sự xuất hiện của những trận mưa kỳ lạ. Trên thực tế, những cơn mưa kèm theo sự xuất hiện của các loài “động vật” vẫn còn là một hiện tượng bí ẩn của tự nhiên mà con người vẫn đang tìm cách khám phá.

 13/ Thủy triều xanh

Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật phù du có khả năng phát quang sinh học. Loài có khả năng phát quang phổ biến nhất, sinh sống trên các đại dương là tảo “dinoflagellate”, loài tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Tảo dinoflagellate thuộc lớp sinh vật đơn bào.

Tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton, ngăn không cho nước thấm vào bên trong các vi sinh vật. Sau đó chính những xung điện này tạo ra các kênh proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase – chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.

Thiên nhiên vốn dĩ đẹp và hùng vĩ như thế. Nhưng có thể 10 năm 20 năm nữa thiên nhiên không còn vẻ đẹp vốn có mà bị nhấn chìm trong rác thải. Ngại gì mà không thay đổi những thói quen về vấn đề rác thải để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của con người.

Nguồn: soha.vn

Việc làm đang tuyển