AgeCode · 17/06/2020

Sinh Viên Làm Thêm – Những Điều Và Luật Cần Biết Để Tránh Bị Lừa

Tôi, cũng như nhiều bạn sinh viên khác đều cảm thấy băn khoăn mỗi muốn thử sức với một công việc mới. Nỗi lo tìm kiếm một công việc phù hợp với mình và phải lựa chọn trước nhiều cơ hội trước mắt khiến chúng ta khó làm chủ được suy nghĩ, dẫn đến lo sợ.

Giá như năm nhất tôi có thể đọc được bài này thì sẽ bớt hoang mang hơn.

Sinh viên năm 1,2 là đối tượng bọn lừa đảo nhắm tới nhiều nhất vì: ngoan, hiền, ngu ngơ, nhiệt tình. Không ít các trường hợp sinh viên bị chăn dắt vào các đường dây đa cấp, bán hàng rong như vụ Dfree 2018.

 Do đó trước khi tìm kiếm một công việc làm thêm bạn cần chú ý những điều sau:

 1. Không có việc nào mà “Việc nhẹ lương cao”

Bình thường đi phục vụ tại quán cafe lương 1h tầm 12k-22k; những công việc khác như trực page, bán hàng,… lương cứng khoảng 20k-40k/h. Chả có công việc nào “Không cần kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, làm bán thời gian, linh động làm 3,4 buổi 1 tuần” lương 10-15 triệu đâu! Thế nên nhìn thấy thế thì đừng có ham tiền mà tin!

 2. Không phải đóng bất kỳ khoản tiền nào cho công ty.

Chưa làm việc mà đã phải đóng tiền phí này phí kia thì tốt nhất né luôn. Theo luật Doanh nghiệp không được thu tiền người lao động khi tham gia tuyển lao động

 3. Không được đưa giấy tờ tùy thân bản chính

Công ty không được phép giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ và buộc người lao động bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản để được ký kết, thực hiện hợp đồng lao động.

 4. Cần đọc thật kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký

Với các “Luật rừng” như phải ký hợp đồng trong 5 năm, không đạt KPIs bị trừ lương, ghi nợ cho công ty,… đích thị là lừa đảo.

 5. Thời gian thử việc theo quy định của bộ lao động

Mình thấy nhiều trường hợp các bạn chỉ được nhận 85% lương chính thức trong 2,3 tháng thậm chí cả 4,5 tháng, đi làm suốt mà không được nhận đủ lương rất thiệt thòi. Trước khi đặt bút ký hợp đồng, bạn cần biết điều sau:

 Quy định tại điều 27, luật lao động. Theo đó, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện

 – Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

 – Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

 – Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Ngoài các trường hợp trên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Thứ hai là tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc. Điều này do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Đây là quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012.

 Về thời gian nghỉ phép tối thiểu trong một tháng, theo Điều 110 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

 6. Không có hình thức phạt cắt lương phạt tiền

Có những hình thức xử lý kỷ luật lao động sau: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải. Như vậy là không có hình thức cắt lương, phạt tiền.

Theo Thu Ngann (Sưu tầm)

Việc làm đang tuyển